0

10 lầm tưởng phổ biến về rối loạn giấc ngủ (Phần 2) | Safe and Sound

Bạn có bao giờ phải vật lộn với việc mất ngủ, trằn trọc hay mệt mỏi sau khi ngủ dậy? Giấc ngủ là một khía cạnh thiết yếu trong cuộc sống của chúng ta, tuy nhiên vẫn có nhiều quan niệm sai lầm xung quanh chủ đề rối loạn giấc ngủ. Trong bài viết này, các bác sĩ tâm lý của Safe and Sound sẽ cùng bạn tìm hiểu 10 lầm tưởng phổ biến về chứng rối loạn giấc ngủ, làm sáng tỏ sự thật đằng sau những quan niệm sai lầm này.

Ngô Thị Sáng | Thạc sĩ Giáo dục học – Viện tâm lý và sức khoẻ tinh thần SnS

Trung tâm Nghiên cứu Sức khoẻ Cộng đồng và Phát triển

Lầm tưởng 6: Buồn ngủ ban ngày có nghĩa người đó ngủ không đủ giấc

Ảnh 1: Lầm tưởng buồn ngủ ban ngày là do ngủ không đủ giấc

Sự thật:  Tùy thuộc vào tình trạng rối loạn giấc ngủ, buồn ngủ ban ngày không có nghĩa là một người ngủ không đủ giấc.

Các bác sĩ tâm lý cho biết, đôi khi, mọi người có thể cảm thấy mệt mỏi quá mức vào ban ngày vì họ có giấc ngủ kém chất lượng vào đêm hôm trước (ví dụ như mất ngủ). Trong những trường hợp khác, một người cảm thấy vô cùng mệt mỏi mặc dù họ đã ngủ đủ thời gian như khuyến nghị vào buổi đêm. 

Các nguyên nhân khác gây buồn ngủ ban ngày quá mức theo các bác sĩ tâm lý bao gồm: Chứng ngưng thở lúc ngủ; Không có được một giấc ngủ đêm chất lượng; vấn đề về sức khoẻ thể chất, do thuốc uống…

Nếu bạn rơi vào tình trạng này cần sự hỗ trợ đặc biệt từ các chuyên gia tâm lý để quản lý và giảm thiểu các ảnh hưởng. Quá trình chăm sóc thường bắt đầu bằng một cuộc đánh giá cụ thể để xác định mức độ tổn thương mà người bệnh đang trải qua. Dựa trên đánh giá, chuyên gia tâm lý của Safe and Sound sẽ phát triển một kế hoạch điều trị riêng biệt, tùy thuộc vào nhu cầu và tình trạng cụ thể của từng người. Lộ trình của Safe and Sound bao gồm:

Tru-cot-SnS Chia-se-voi-Safe-and-Sound-GIF 

Lầm tưởng 7: Tốt nhất nên nằm trên giường khi bạn không thể ngủ được

Sự thật: Đôi khi, bạn nên rời khỏi giường cho đến khi cảm thấy mệt hoặc buồn ngủ.

Các bác sĩ tâm lý khuyên rằng bạn không nhất thiết cứ phải nằm mãi trên giường trong tình trạng mất ngủ, không thể nào ngủ được. Nếu bạn không thể chợp mắt, việc nằm trên giường có thể làm tăng cảm giác căng thẳng và lo lắng, làm cho  tâm trí bạn gia tăng ý nghĩ rằng bạn không thể ngủ được.

Lầm tưởng 8: Mất ngủ trong tuần có thể ngủ bù vào cuối tuần

Ảnh 2: Lầm tưởng mất ngủ trong tuần có thể ngủ bù vào cuối tuần

Sự thật: Bạn không thể bù đắp lượng giấc ngủ bị mất bằng cách ngủ nhiều hơn vào cuối tuần.

Trong một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2019, người ta đã đánh giá tác động của rối loạn giấc ngủ - mất ngủ đối với quá trình trao đổi chất của một cá nhân. Nghiên cứu này cho thấy ở nhóm nghiên cứu bị thiếu ngủ mãn tính, độ nhạy cảm với insulin giảm đáng kể trong khoảng thời gian hai tuần. Ngoài ra, một nhóm nghiên cứu khác bị thiếu ngủ mãn tính được phép ngủ thêm vào cuối tuần để “bù đắp” lượng giấc ngủ đã mất. Nhóm này vẫn giảm độ nhạy insulin giống như nhóm bị thiếu ngủ mãn tính, mặc dù đã bù lại lượng giấc ngủ đã mất.  

Các bác sĩ tâm lý cho biết những kết quả này cho thấy rằng tình trạng thiếu ngủ là một rối loạn giấc ngủ có những tác động thực sự và bất lợi về thể chất mà không thể khắc phục bằng cách ngủ nướng vào cuối tuần.  

Lầm tưởng 9: Xem tivi hoặc điện thoại giúp dễ ngủ hơn

Ảnh 3: Lầm tưởng xem điện thoại, ti vi giúp dễ ngủ hơn

Sự thật: Xem tivi và điện thoại trước khi đi ngủ khiến bạn khó vào giấc ngủ hơn

Thật không may, nhìn vào điện thoại di động hoặc xem TV sẽ không giúp bạn chìm vào giấc ngủ. Trên thực tế, sử dụng những thiết bị này thực sự có thể kích thích hoạt động của não, khiến con người cảm thấy tỉnh táo hơn và gây ra các rối loạn giấc ngủ, mất ngủ. 

Theo các bác sĩ tâm lý, ánh sáng xanh phát ra từ màn hình có thể cản trở việc sản xuất melatonin, một loại hormone điều hòa giấc ngủ. Dành thời gian sử dụng thiết bị trước khi đi ngủ có thể làm gián đoạn giấc ngủ, mất ngủ hay khiến bạn khó ngủ hơn.

Người lớn và trẻ em được các bác sĩ tâm lý khuyên rằng nên tắt hoặc để màn hình ở nơi tách biệt với môi trường ngủ. Điều này có thể giúp các cá nhân đạt được giấc ngủ chất lượng và giảm các rối loạn giấc ngủ đã có từ trước. 

Lầm tưởng 10: Uống rượu giúp bạn dễ ngủ hơn

Sự thật: Rượu có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng giấc ngủ, gây mất ngủ. 

Uống rượu để đi ngủ có thực sự giúp ích? Mặc dù một số người có thể trải nghiệm sự buồn ngủ sau khi uống rượu, nhưng việc này thường chỉ là tạm thời và không tạo ra một giấc ngủ chất lượng. Thực tế, các bác sĩ tâm lý cho biết, uống rượu trước khi đi ngủ có thể ảnh hưởng đến cấu trúc giấc ngủ, gây rối loạn giấc ngủ. Đây không phải là một sự đánh đổi tốt khi bạn muốn có cảm giác được nghỉ ngơi vào buổi sáng. 

Để giúp khách hàng, các chuyên gia của Safe and Sound luôn đồng hành với bạn, giúp bạn:

- Một bộ não tràn đầy suy nghĩ tích cực nhờ loại bỏ được những suy tư không quan trọng hoặc sai lệch.

- Một tinh thần sảng khoái, hết lo âu để bạn có thể tận hưởng những điều tốt đẹp mà cuộc sống ban tặng.

- Một tâm thế tự tin, vững vàng để đưa ra những quyết định nhanh hơn, đúng đắn hơn trong công việc, từ đó gia tăng sức mạnh về tài chính, sự nghiệp và cả sự tự hào.

SnS-giup-ban_1920x533

Đội ngũ chuyên gia Safe and Sound có thể giúp đỡ gì cho bạn?

Chúng tôi biết rằng trị liệu tâm lý đôi khi là một bước khó khăn và cố gắng tìm một chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm thần mới phù hợp với nhu cầu cá nhân và tính cách của bạn có thể là một nhiệm vụ khó khăn và không dễ dàng.

Chúng tôi tin rằng sự kết hợp giữa chuyên gia tâm lý và bác sỹ tâm thần sẽ đem lại hỗ trợ tốt nhất cho bạn. Đội ngũ chuyên gia của Safe and Sound đáp ứng khắt khe các tiêu chuẩn, giúp bạn giải quyết đa dạng các vấn đề tâm lý bao gồm: Trầm cảm sau sinh, lo âu, rối loạn phân liệt cảm xúc, các vấn đề về giấc ngủ, rối loạn cảm xúc, các mối quan hệ, chấn thương tinh thần,…

- Bề dày kinh nghiệm hành nghề với đa dạng vấn đề tâm lý

- Kỹ năng đánh giá, tham vấn và xây dựng kế hoạch hỗ trợ hiệu quả

- Kết hợp linh hoạt các kỹ thuật, phương pháp để hỗ trợ hiệu quả và duy trì kết quả bền vững

Doi-ngu-chuyen-gia-SnS Dat-lich-voi-chuyen-gia-SnS-GIF

Bên cạnh đó, Safe and Sound sẽ:

- KHÔNG coi bạn là bệnh nhân: Ngược lại, chúng tôi coi bạn là một người can đảm đang chống chọi với cả một bầu trời u tối đang chực chờ sụp xuống. Chuyên gia của SnS có thể góp thêm với bạn một đôi tay trong nỗ lực này.

- KHÔNG dạy đời bạn: Chúng tôi sẽ cùng bạn nâng dậy nguồn năng lượng tích cực mà lâu nay đã bị quá nhiều áp lực và khổ đau đè sát đất.

- KHÔNG lạm dụng thuốc và hoá dược: Ngược lại, chúng tôi sẽ cùng bạn tìm đến những giải pháp hiệu quả và tự nhiên.

SnS-ko-coi-ban lien-he-voi-chuyen-gia-tam-ly-GIF 

Xem thêm:

Rối loạn giấc ngủ và ảnh hưởng tới sức khoẻ tâm thần

Điều trị rối loạn giấc ngủ như thế nào?

10 lầm tưởng phổ biến về rối loạn giấc ngủ (Phần 1)

: 10 lầm tưởng phổ biến về rối loạn giấc ngủ (Phần 2) | Safe and Sound

Đăng ký nhận tư vấn ngay

Nhận tư vấn về sức khoẻ tinh thần từ Safe and Sound